https://www.high-endrolex.com/31
https://www.high-endrolex.com/31
https://www.high-endrolex.com/31
Nhiều người bệnh không có kiến thức về gout nên thường nhầm tưởng gout với một số triệu chứng viêm đau khớp khác
Bài viết này giới thiệu kiến thức về bệnh gút và bệnh giả gout để bệnh nhân có hướng điều trị kịp thời
Bệnh giả Gout là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp xương. Những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Bệnh giả Gout thường xảy ra ở người lớn tuổi và phổ biến nhất là ảnh hưởng đến đầu gối.
Bệnh lý khớp do vi tinh thể bao gồm viêm khớp và viêm quanh khớp là một nhóm bệnh khá thường gặp. Trước kia, khi chưa có các phương tiện cần thiết, người ta không thể phân biệt được nguyên nhân do loại vi tinh thể nào. Việc phát minh ra kính hiển vi lưỡng cực năm 1961 cho phép các nhà nghiên cứu xác định được vai trò của từng loại vi tinh thể, từ đó phân biệt các bệnh lý hay gặp trong nhóm, bao gồm các bệnh phổ biến là gút (do tinh thể monosodium urate- MSU, còn gọi là tinh thể urat) và nhóm giả gút do tinh thể calci pyrophosphat (CPP), calci apatit, calci oxalat và một số loại vi tinh thể khác. Bệnh gút và giả gút do tinh thể CPP (CPP disease - viết tắt CPPD) là hai bệnh phổ biến nhất trong nhóm này. Cả hai bệnh có biểu hiện lâm sàng rất giống nhau, gây viêm khớp và phần mềm quanh khớp. Trong bài này chúng tôi tập trung chủ yếu vào bệnh viêm khớp do tinh thể calci pyrophosphat- bệnh CPPD.
Tỷ lệ mắc CPPD tăng theo tuổi, khoảng 10- 15% số người ở độ tuổi 65- 75 và tới 30- 50% ở những người trên 85 tuổi. Tỷ lệ mắc các cơn cấp hàng năm là 1,3/1000 người lớn. Tỷ lệ nam/ nữ là 1,5/1, thấp hơn nhiều so với trong bệnh gút là 9/1 (trong gút bệnh nhân chủ yếu là nam giới).
Tương tự bệnh gút, CPPD cũng có mối liên quan chặt chẽ tới một số bệnh rối loạn chuyển hoá. Những bệnh lý hay gặp đi kèm gồm có cường cận giáp, nhiễm sắt (hay gặp nhất), ngoài ra còn các bệnh khác như suy giáp, hạ magne máu, hạ phosphat máu, bệnh amyloid, bệnh nhiễm hemosiderin... Ngoài ra, bệnh còn liên quan tới tình trạng di truyền (hay gặp ở người Slovakia, Chi lê, Nhật, Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp...); tuổi tácvà tình trạng chấn thương, sau phẫu thuật. Bệnh cũng có thể xuất hiện sau dùng etidronate là một thuốc điều trị bệnh loãng xương hoặc sau chụp mạch.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh CPPD có thể không có biểu hiện, hoặc biểu hiện cấp tính, bán cấp hay mạn tính. Viêm khớp cấp trong bệnh có thể giống hệt cơn gút cấp với: khớp có biểu hiện viêm rõ như sưng, sờ vào nóng, đặc biệt vùng da tổn thương hồng đỏ; bệnh nhân có thể có sốt. Các yếu tố trên có thể làm bệnh nhân và ngay cả một số thầy thuốc lầm tưởng sang bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn nên điều trị sai, thường là dùng kháng sinh. Do triệu chứng giống hệt bệnh gút nên còn gọi là bệnh giả gút (pseudogout). Tuy nhiên thường nếu trong bệnh gút viêm khớp diễn biến đột ngột, xuất hiện cơn đau cấp nhanh trong vài giờ thì trong CPPD triệu chứng thường âm thầm kéo dài, tăng dần trong vài ngày. Vị trí khớp viêm hay gặp nhất trong CPPD là khớp gối, cổ tay và khớp vai.
Khoảng 5% bệnh nhân có triệu chứng viêm tại nhiều khớp với tính chất đối xứng, mức độ viêm nhẹ, tồn tại nhiều ngày, có thể có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng giống bệnh viêm khớp dạng thấp. Gần 50% trường hợp có triệu chứng thoái hoá khớp tiến triển ở nhiều khớp. Một số bệnh nhân có triệu chứng giống bệnh viêm cột sống dính khớp do đau, hạn chế vận động cột sống thắt lưng, thậm chí có hình ảnh cầu xương thực sự trên Xquang. Một số khác có biểu hiện giống thấp khớp cấp do tính chất di chuyển khớp viêm từ khớp này sang khớp khác. Ngoài ra chấn thương có thể khởi phát đợt viêm cấp nên cần phân biệt sưng đau do viêm khớp hay do chấn thương. Hội chứng đường hầm cổ tay với dấu hiệu tê các ngón giữa của bàn tay cũng có thể là triệu chứng ban đầu của CPPD.
Về mặt xét nghiệm, cần lấy dịch khớp (nếu có) soi tế bào, nhuộm Gram, cấy tìm vi khuẩn để loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn. Soi tìm tinh thể calci pyrophospat bằng kính hiển vi lưỡng chiết quang thấy có hình thoi, ngắn, tù hai đầu, không chuyển màu khi thay đổi góc nhìn (khác với tinh thể urat trong bệnh gút có hình kim, hai đầu nhọn sắc, chuyển màu từ vàng sang xanh khi thay đổi góc nhìn). Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh CPPD. Xquang điển hình trong bệnh CPPD là hình ảnh lắng đọng tinh thể CPP thành đốm hoặc thành dải ở sụn khớp hoặc sụn chêm. Ngoài ra bệnh thường có thoái hoá nhiều khớp hoặc có lắng đọng calci ở phần mềm, bao khớp, gân, bao gân, dây chằng. Cần tìm các bệnh lý kèm theo đặc biệt bệnh tuyến giáp, cận giáp, định lượng Magne, Calci, sắt huyết thanh.
Điều trị đợt cấp của bệnh giống như trong điều trị bệnh gút: hút dịch khớp đơn thuần hoặc phối hợp hút dịch với tiêm corticoid tại chỗ. Các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam... có tác dụng tốt. Colchicin cũng được dùng và cho hiệu quả tích cực trong cả cơn cấp cũng như trong dự phòng đợt viêm tái phát. Trường hợp viêm nhiều khớp nặng không đáp ứng với các thuốc trên có thể dùng thuốc chống viêm nhóm steroid ngắn ngày nhưng cần có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Một điều cần lưu ý là khác với bệnh gút, trong bệnh CPPD không có điều trị nào có thể lấy bỏ các tinh thể CPP ra khỏi sụn và màng hoạt dịch khớp. Mặc dù không có các biện pháp dự phòng đặc hiệu nhưng việc điều trị tốt các bệnh kèm theo như cường cận giáp, nhiễm sắt... cũng góp phần giảm các đợt tái phát bệnh. Một số bệnh nhân có tổn thương ở khớp lớn, giảm chức năng vận động nặng cần can thiệp ngoại khoa thay khớp nhân tạo.
Biến chứng của bệnh gồm thoái hoá khớp thứ phát, nhiễm khuẩn khớp, hội chứng đường hầm cổ tay chèn ép thần kinh giữa hoặc có thể chèn ép tuỷ sống. Nhìn chung bệnh có tiên lượng tốt, các đợt cấp có thể giải quyết nhanh trong 10 ngày.
Đăng bởi: benhgout.vn
Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp
LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN
Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh
Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi bệnh gout sau 10 năm đau đớn của anh Lợi khi bị gout mạn tính nằm liệt giường. Sụt 5kg, đi ngoài như tháo cống, chỉ ngủ được 2-3 tiếng/ ngày, nằm liệt giường 8 tháng... là những biến cố chú Trần Văn Lợi, sinh năm 1964 tại Gia Lâm, Hà Nội phải trải qua trong 10 năm mắc bệnh gout mạn tính.
Cứ ngỡ, chiến tranh là một cuộc chiến tàn khốc và gây nhiều tổn thất nhất nhưng với bác Nguyễn Chí Thanh – thương binh hạng 2/4 - ở Lào Cai thì có một nỗi đau cũng dai dẳng, khổ sở không kém đó là quãng thời gian 17 năm “sống chung” cùng gút mạn tính.
Bài viết liên quan