Nhận biết bệnh gout qua các triệu chứng đau, viêm của bệnh gout

Một trong những dấu hiệu của bệnh gút là trong cơn viêm khớp cấp, nếu thấy đau lớn, xuất hiện nhanh, sưng tấy, căng cứng đạt tối đa chỉ trong 6-12 giờ, đặc biệt có sưng đỏ thì phải nghĩ tới viêm khớp do tinh thể (có thể là gút). Kèm theo người bệnh có thể sốt cao, rét run, mệt mỏi, cứng gáy …

Dấu hiệu nhận biết bệnh goutDấu hiệu nhận biết bệnh gout

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút

- Các yếu tố gây ra : ăn nhiều protid, uống rượu, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương, phẫu thuật,…

Nếu thấy hình ảnh điển hình của viêm khớp gút (đau ngón chân cái tái phát, tăng axit uric máu) thì bằng lâm sàng có thể ghĩ tới bị bệnh gút.

- Vị trí: Khớp bàn ngón I (Ngốn chân cái ) bàn chân ( chiếm tới 70%)

Các khớp khác: khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay …. (chiếm 30%)

- Tính chất: xảy ra đột ngột, dữ dội kèm sưng tấy, nóng, xung huyết… ở một khớp, không đối xứng, thường xảy ra về đêm.

Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24-48 giờ và kéo dài từ 3 -10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn (Self-limited arthritis)

- Kèm theo người bệnh có thể sốt cao, rét run, mệt mỏi, cứng gáy …
- Các yếu tố thuận lợi: ăn nhiều protid, uống rượu, gắng sức, căng thẳng, nhiễm lạnh, chấn thương, phẫu thuật,…
- Đôi khi bệnh Gout được khởi phát bằng cơn đau quặn thận

Khoảng cách giữa các cơn viêm khớp gout cấp (Intercritical gout, Interval gout)

- Hoàn toàn yên lặng, khớp khỏi hoàn toàn.
- Khoảng cách giữa cơn đầu tiên và cơn thứ hai có thể từ vài tháng đến vài năm, có khi tới 10 năm. Càng về sau khoảng cách này càng ngắn lại, thậm chí không còn vì cơn nọ nối tiếp cơn kia, không có khoảng cách.

Viêm khớp gout mãn (Chronic Gouty Arthritis hay Chronic Tophaceous Gout)

- Viêm ở nhiều khớp, đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, khớp đau liên tục, không thành cơn điển hình, không tự khỏi (dễ lầm với bệnh viêm khớp dạng thấp )
Các u cục (tophi) ở sụn vành tai, ở phần mềm cạnh khớp, quanh khớp
- Các bệnh kèm theo: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu…
- Các hậu quả xấu của bệnh: thiếu máu mạn, suy thận mạn, sỏi thận, viêm, loét dạ dày tá tràng.
- Các yếu tố ảnh hưởng xấu: dùng Aspirin, thuốc lợi tiểu Thiazide, Corticosteroids…

Phương pháp điều trị

– Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp

– Dự phòng tái phát cơn gút, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) với gút chưa có hạt tôphi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) khi gút có hạt tôphi.

Điều trị cụ thể

a) Chế độ ăn uống – sinh hoạt

– Tránh các chất có nhiều purin như: tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua… Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 g/24 giờ.

– Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên…

– Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

– Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp như stress, chấn thương

b) Điều trị nội khoa

– Thuốc chống viêm

+ Colchicin

Với mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn: theo quan điểm mới colchicin không nên sử dụng liều cao vì có tác dụng không mong muốn. Nên sử dụng liều 1 mg/ngày, nhưng cần dùng càng sớm càng tốt (trong vòng 12 giờ đầu khởi phát cơn gút). Phối hợp với một thuốc nhóm chống viêm không steroid nếu không có chống chỉ định của thuốc này) để đạt hiệu quả cắt cơn gút.

Trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với chống viêm không steroid, colchicin dùng với liều 1 mg x 3 lần trong ngày đầu tiên (có thể cho 0,5 mg cách nhau 2 giờ một lần, nhưng tối đa không quá 4 mg), 1 mg x 2 lần trong ngày thứ 2, 1 mg từ ngày thứ 3 trở đi. Thông thường sau 24-48 giờ sử dụng, triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh.

Test colchicin: hai ngày đầu: 1mg x 3 lần; triệu chứng tại khớp sẽ giảm nhanh sau 48h. Tuy nhiên, sau 48 giờ thường có tiêu chảy, cần kết hợp một số thuốc như loperamid 2 mg ngày 02 –viên, chia hai lần nhằm kiểm soát triệu chứng này.

Dự phòng tái phát: 0,5- 1,2 mg uống 1-2 lần/ ngày, trung bình 1 mg/ngày kéo dài ít nhất 6 tháng. Cần chú ý giảm liều ở bệnh nhân có bệnh thận mạn, lớn tuổi (trên 70 tuổi)… Trong trường hợp không sử dụng được bằng cochicine có thể dự phòng bằng các thuốc kháng viêm không stéroid bằng liều thấp.

+ Thuốc kháng viêm không steroid: có thể dùng một trong các thuốc sau: dometacin, Naproxen, Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Diclofena, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib…). Lưu ý các chống chỉ định của thuốc này (viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận…). Có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với colchicin.

+ Corticoid: corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày. Đường tại chỗ (tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm) phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.

– Thuốc giảm acid uric máu

+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric

Allopurinol: Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ acid uric máu. Liều khởi đầu: Allopurinol 100 mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200-300 mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300 mg/ngày. Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1-2 tuần sử dụng colchicin. Cần lưu ý tác dụng phụ của allopurinol như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng… cần theo dõi sát trong những ngày đầu dùng thuốc, thậm chí sau 1-2 tuần dùng thuốc này.

+ Nhóm thuốc tăng thải acid uric

Probenecid (250mg-3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron… Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24h, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi. Đôi khi có thể dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid uric. Cả hai nhóm thuốc này đều nên chỉ định trong trong cơn gút cấp.

c) Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi được chỉ định trong trường hợp gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gút cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Tìm hiểu thêm:

Nguyên nhân bệnh gout

Biến chứng bệnh gout

Triệu chứng của gout cấp tính

Đăng bởi: http://benhgout.vn/

Hoặc
Hoàng Tiên Đan giúp trị gút và tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận

Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp

LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN

  • Đẩy lùi gút từ căn nguyên của thận
  • Tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận
  • Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn khi sử dụng dài ngày
  • Hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa gút tái phát
  • Cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình (*)
  • Được đồng hành, tư vấn bởi đội ngũ dược sỹ tận tâm và giàu kinh nghiệm

Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan

Xem tại đây

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Kinh nghiệm điều trị bệnh gút mạn tính
Thương tật 70% cũng không đau đớn bằng 17 năm mắc bệnh gút

Thương tật 70% cũng không đau đớn bằng 17 năm mắc bệnh gút

Cứ ngỡ, chiến tranh là một cuộc chiến tàn khốc và gây nhiều tổn thất nhất nhưng với bác Nguyễn Chí Thanh – thương binh hạng 2/4 - ở Lào Cai thì có một nỗi đau cũng dai dẳng, khổ sở không kém đó là quãng thời gian 17 năm “sống chung” cùng gút mạn tính.

Khỏi bệnh gút nhờ bí quyết bổ thận, tráng dương

Khỏi bệnh gút nhờ bí quyết bổ thận, tráng dương

Nếu nhiều người “tin bạn mất bò” thì anh Nguyễn Văn Dực (Văn Giang, Hưng Yên) lại là số ít người may mắn dù tin bạn nhưng vẫn giữ được gia đình hạnh phúc, thậm chí nhờ mách nước của người bạn mà anh còn khỏi được hoàn toàn bệnh gút và có đời sống chăn gối sung mãn, mặn nồng hơn.

scrolltop
DMCA DMCA.com Protection Status