https://www.high-endrolex.com/31

https://www.high-endrolex.com/31

https://www.high-endrolex.com/31

Các loại sữa và Gút

Các loại sữa và Gút

Tóm tắt:

Đánh giá ảnh hưởng của 80 g casein, lactalbumin và protein đậu nành đối với acid uric huyết thanh và nước tiểu.

Định lượng nồng độ acid uric trong huyết thanh và nước tiểu tại thời điểm trước và sau khi ăn những loại protein trên. Kết quả 3 giờ sau khi ăn lactalbumin và casein acid uric huyết thanh giảm đáng kể nhưng tăng đáng kể đối với sữa đậu nành.

Độ thanh thải urat tăng đáng kể sau khi ăn đối với 3 loại protein trên. Phân tích đa biến cho thấy hệ số thanh thải urat có mối tương quan độc lập với alanine và urea huyết thanh đối với 2 loại protein lactalbumin và casein.

Kết quả nghiên cứu cũng chứng minh rằng protein sữa làm giảm acid uric huyết thanh. Phân tích ảnh hưởng của lactalbumin và casein đối với thải trừ acid uric qua đường niệu cho thấy rằng tác dụng tăng đào thải acid uric qua đường niệu của protein là hiện tượng đa nhân tố.

Giới thiệu

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên quan giữa nồng độ acid uric huyết thanh với bệnh tim mạch và các trường hợp tử vong. Mặc dù mối liên kết này chưa rõ ràng, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ acid uric huyết thanh có mối liên quan đến tăng huyết áp và kháng insulin một cách độc lập. Điều này làm dấy lên câu hỏi: liêu có nên giảm acid uric trong những nhóm người trên không?

Trong cơ thể, acid uric huyết thanh được tạo thành từ nguồn purin nội sinh và ngoại sinh (thức ăn), sau đó acid uric được đào thải chủ yếu qua thận và đường ruột. Do đó các chế độ ăn nhiều protein, chất béo, acid nucleic cũng làm tăng acid uric huyết. Đối với chế độ ăn nhiều protein, acid uric thải trừ qua đường niệu tăng, nhưng liệu protein có làm tăng nồng độ acid uric huyết thanh hay không thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nghiên cứu trước đều đánh giá ảnh hưởng lâu dài của chế độ ăn nhiều protein tới nồng độ acid uric huyết thanh và niệu. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng tức thì của 3 loại protein (casein, lactamin, dẫn chất protein đậu nành) đối với nồng độ acid uric huyết thanh và nước tiểu trên các đối tượng khỏe mạnh.

Đối tượng và phương pháp

10 tình nguyện viên khỏe mạnh bao gồm

- Giới tính: 4 nam và 6 nữ

- Độ tuổi 24.8 ± 2.1 tuổi

- Cân nặng 66.1 ± 6 kg, chiều cao 167 ± 7 cm và chỉ số khối lượng BMI là 23.6 ± 1.8 kg/m2.

- Không có đối tượng nào có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị đái đường, gout, tăng lipid máu hoặc tăng huyết áp. Bắt đầu quá trình nghiên cứu, uống bù 750 ml nước sau khi tiểu tiện. Sau đó, mỗi 30 phút lấy nước tiểu 1 lần trong khoảng thời gian 1giờ trước và 3 giờ sau khi ăn. Sau khi tiểu tiện, uống một lượng nước tương đương với nước tiểu. Các mẫu máu được lấy tại thời điểm 30 phút trước khi ăn và mỗi giờ trong khoảng 3 giờ sau khi ăn.

- Thử nghiệm với 3 loại protein: casein (calcium caseinate), lactalbumin và protein đậu nành (được chiết từ bột đậu). Mỗi lượng protein (80 gam cho mỗi loại) được pha với nước và uống trong vòng 15-20 phút. Các đối tượng xếp thứ tự ngẫu nhiên, giữa các lần thử nghiệm cách nhau 1-2 tuần. 

- Định lượng mẫu máu bao gồm các thông số creatinine, acid uric, protein toàn phần và albumin, amino acids (glutamine, acid glutamic, alanine, amino acid phân nhánh) trong 7 bệnh nhân. 

- Đối với mẫu nước tiểu chỉ định lượng creatinine và acid uric. 

- Trong 3 mẫu protein đậu nành, tiến hành định lượng adenine và guanin. 

- Đối với mỗi chỉ số hóa sinh, tính toán giá trị trung bình và SDs tại mỗi thời điểm kiểm tra. Độ thanh thải creatinine và acid uric được tính tại các thời điểm 1 giờ trước khi ăn và sau đó mỗi giờ trong vòng 3 giờ sau khi ăn. 

Phân tích 2 chiều biến sinh học để đánh giá sự khác nhau của 3 loại protein và tại 4 thời điểm.

Kết quả:

Kết quả phân tích chỉ số sinh hóa được trình bày bảng 1

Nồng độ adenin và guanine trong protein đậu nành lần lượt là 148,7 ±4,8 và 233.3 ± 4.6 mg/100 g. 

Nồng độ acid uric huyết thanh giảm đáng kể trong 3 h kể từ khi sử dụng casein và lactalbumin (Hình 1). Ngược lại, protein đậu nành lại gây tăng acid uric trong vòng 2h, đặc biệt tăng đáng kể trong 3h. 

Urea huyết thanh thay đổi đáng kể đối với 3 loại protein thử nghiệm trong toàn bộ quá trình. Khi sử dụng casein thì nồng độ của urea huyết thanh thấp hơn so với lactalbumin và protein đậu nành. Creatinin huyết thanh không thay đổi trong cả 3 thử nghiệm.

Kết quả nồng độ acid uric niệu và độ thanh thải được trình bày trong hình 1 và bảng 2. Lượng acid uric thải trừ tăng trong cả 3 loại protein, đặc biệt là trong khoảng thời gian 1-2 giờ sau khi ăn. Tổng lượng acid uric thải trừ là 726 µmol – lactalbumin, 749 µmol – protein đậu nành, 553 µmol – casein.

Độ thanh thải acid uric tăng ý nghĩa sau mỗi lần ăn protein. Tỷ số giữa độ thanh thải urat và creatinin tăng đáng kể. Tuy nhiên không có sự khác nhau đáng kể giữa 3 loại protein.

Bảng 3 đưa ra nồng độ amino acid. Chế độ ăn protein không ảnh hưởng đến nồng độ glutamin nhưng làm tăng acid glutamic và acid amino chuỗi, alanine trong đó loại protein lactalbumin có mức tăng cao hơn so với casein. Phân tích đa biến độ thanh thải acid uric đối với các thử nghiệm lactalbumin và casein trên 7 đối tượng (bảng 4). Phân tích này đánh giá sự thay đổi của các loại protein, urea, alanine, glutamic và amino acid chuỗi. 49 % thay đổi được giải thích dựa trên sự thay đổi của 5 biến. Chỉ có alanine và urea không liên quan đến độ thanh thải acid uric.

Thảo luận

Nghiên cứu này chứng minh rằng protein sữa giảm acid uric huyết thanh trên các đối tượng nam giới và nữ giới khỏe mạnh trong khi đó protein đậu nành lại làm tăng nồng độ acid uric huyết thanh.

Protein có nguồn gốc từ sữa và protein đậu nành đều gây tăng thải trừ acid uric qua đường niệu. Nồng độ acid uric là kết quả của hai quá trình tạo thành và thải trừ. Trên hầu hết các đối tượng, mức độ tăng acid uric huyết thanh phụ thuộc vào lượng protein đưa vào. Nghiên cứu đồng vị chỉ ra rằng sau khi ăn thực phẩm chứa acid nucleic thì acid uric thải trừ qua đường niệu tăng lên.

Các nghiên cứu trước đây chứng minh thải trừ acid uric qua đường niệu tăng khi chế độ ăn tăng protein và đồng thời chỉ ra rằng đối với mỗi loại protein khác nhau thì tác dụng tăng đào thải acid uric qua đường niệu phụ thuộc lượng purin trong protein đó.

Cả 3 loại protein trên đều làm tăng thải trừ và tăng độ thanh thải acid uric. Bởi vì protein nguồn gốc đậu nành có chứa purin do đó ảnh hưởng của protein đậu nành tới chuyển hóa acid uric là sự kết hợp của protein và purin. Lượng adenine và guanine có trong protein đậu nành là yếu tố làm tăng acid uric huyết thanh sau khi ăn. Chế độ ăn chứa 1175 mg adenine làm tăng acid uric từ 375 lên tới 482 µmol/l trên các đối tượng nam giới khỏe mạnh trong khi đó ảnh hưởng guanine không có ý nghĩa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Với 80 gam protein (nguồn gốc từ đậu nành) chứa 118 mg adenine và 187 mg guanine làm tăng 36 µmol/l acid uric huyết thanh.

Trong các nghiên cứu trước đây, 2 loại protein không chứa purine (lactalbumin và casein) làm tăng độ thanh thải acid uric 1 giờ sau khi ăn. Mặc dù sự khác nhau giữa 2 loại protein này không có ý nghĩa (P=0.064), lactabumin có ảnh hưởng lớn hơn đối với thải trừ acid uric.

Cơ chế gây tăng thải trừ acid uric của protein là không rõ ràng. Có giả định cho rằng sau các bữa ăn chứa protein, amino acid đến thận và cạnh tranh tái hấp thu acid uric. Giả định khác cho rằng chế độ ăn protein làm tăng tạo thành acid uric. Urea cũng được xem là chất làm tăng đào thải acid uric vì khi truyền ure qua tĩnh mạch cũng làm tăng đào thải acid uric niệu. Số liệu của chúng tôi cho thấy liệu pháp tăng đào thải acid uric niệu bằng cách sử dụng protein là một hiện tượng đáp ứng nhanh, rõ ràng trong giờ đầu tiên sau khi tiêu hóa protein.

Tăng đào thải acid uric không phụ thuộc vào chức năng thận bởi vì độ thanh thải creatinine không thay đổi. Thêm vào đó, phân tích tỷ số độ thanh thải acid uric và độ thanh thải creatinin có kết quả tương tự so với độ thanh thải acid uric.

Tăng nồng độ amino acid và acid uric niệu sau khi sử dụng casein và lactalbumin. Phân tích đa biến độ thanh thải acid uric trong thử nghiệm albumin và casein cho thấy amio acid alanine có mối liên quan độ thanh thải acid uric một cách độc lập và chặt chẽ. Mô hình nghiên cứu này đã giải thích sự thay đổi nồng độ alanine huyết thanh. Phân tích thống kê cho thấy tác dụng trực tiếp của alanine đến độ thanh thải acid uric hoặc mối liên quan giữa nồng độ amino acid huyết thanh và các yếu tố làm tăng độ thanh thải acid uric. Chúng tôi thiên về giả định thứ 2 bởi vì alanine làm tăng thải trừ acid uric nhẹ. Urea huyết thanh cũng có mối liên quan với thải trừ acid uric một cách độc lập mặc dù mối liên quan này nhỏ hơn so với alanine ( r=0,29 và r = 0,70).

Tác động của protein làm giảm lên nồng độ acid huyết thanh ít được nghiên cứu hơn tác động protein đến đào thải acid uric niệu. Ăn tăng lượng protein có nguồn gốc từ sữa trong vòng 15 ngày có tác dụng giảm nồng độ acid uric liên tục từ 220 µmol/L còn 149 µmol/l. Trong một nghiên cứu khác, nồng độ acid uric huyết thanh không thay đổi khi ăn một lượng loại protein (không chứa purin) trong khoảng 0-360 g/ngày nhưng sau khi chế độ ăn tăng protein, kết quả cho thấy 5 đối tượng /6 có nồng độ acid uric huyết thanh giảm 9-15 % so với chế độ ăn không protein. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của chúng tôi. Các đối tượng tham gia nghiên cứu, acid uric huyết thanh giảm 11 % và 10 % tại thời điểm 3 h sau khi ăn lactabumin và casein.

TÌM HIỂU THÊM: Bệnh gout thời tiết

Kết luận: 

Protein có tác dụng lợi tiểu tức thì, hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Hơn nữa, protein có nguồn gốc từ sữa làm giảm nồng độ acid uric. Ăn protein không chứa purin (protein sữa) lâu dài tác động nồng độ acid uric huyết thanh vẫn cần tiếp tục nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo:

Milk-and soy- protein ingestion: acute effect on serum uric acid concentration
Dominique R Garel, Maurice Verdy, Claude Petit Clerc, Christophe Martin, Danielle Brule, and Pavel hamet.
Dược sỹ Thanh Tú ( Dịch và tổng hợp)

Hoặc
Hoàng Tiên Đan giúp trị gút và tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận

Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp

LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN

  • Đẩy lùi gút từ căn nguyên của thận
  • Tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận
  • Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn khi sử dụng dài ngày
  • Hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa gút tái phát
  • Cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình (*)
  • Được đồng hành, tư vấn bởi đội ngũ dược sỹ tận tâm và giàu kinh nghiệm

Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan

Xem tại đây

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Kinh nghiệm điều trị bệnh gút mạn tính
Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi triệu chứng bệnh gout của bác Diệc

Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi triệu chứng bệnh gout của bác Diệc

“Đã bị bệnh gút là khổ lắm, nhẹ còn đỡ, nặng thì không đi lại được. Nói chung gút là bệnh rất nguy hiểm” – Đó là đúc kết xương máu của bác Mai Sinh Diệc (Khoái Châu, Hưng Yên) sau những tháng ngày khổ sở vì bệnh gút.

Gút mạn tính khó chưa mấy cũng khỏi

Gút mạn tính khó chưa mấy cũng khỏi

“Ai cũng bảo bệnh gút mạn tính rất khó trị, bệnh sẽ đi theo suốt cuộc đời khiến tôi vô cùng mang mang, sợ hãi. Vậy nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi tôi gặp một người bạn” – Chú Triệu Văn Lêu (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết.

scrolltop
DMCA DMCA.com Protection Status