Giảm axit uric trong máu nhanh nhất

Nếu quá nhiều axit uric được sản sinh hoặc nếu thận không thể loại bỏ nó khỏi máu thì mức axit uric trong máu tăng lên. Kết quả là, tinh thể rắn được hình thành trong các khớp, dẫn đến bệnh gout. Nồng độ axit uric cao cũng có thể dẫn đến sỏi thận hoặc suy thận.

Axit uric được sản sinh từ sự phá vỡ tự nhiên của tế bào trong cơ thể và từ thực phẩm bạn ăn. Những bệnh nhân có axit uric trong máu cao cần giảm lượng thức uống có cồn, thức ăn có đường và giảm các thực phẩm giàu purin như thịt, gia cầm, hải sản và đậu. Dưới đây là một số thực phẩm giảm axit uric và ngăn ngừa bệnh gout và sỏi thận.

Nước

Nước có khả năng thải chất độc ra khỏi cơ thể, kể cả axit uric dư thừa, nó làm loãng và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric. Vì thế đảm bảo nên uống ít nhất 10 đến 12 ly nước mỗi ngày. Đây là phương pháp điều trị đơn giản nhất và rẻ tiền nhất. Bằng cách này, bạn có thể duy trì nồng độ axit uric bình thường.

Các loại rau lá xanh

Các loại rau lá xanh giàu vitamin C giúp làm giảm axit của cơ thể. Vì vậy, để giảm lượng axit uric nhanh nhất, hãy ăn càng nhiều rau xanh càng tốt. Ngoài ra, hạt lanh và dầu hạt lanh có chứa chất béo thiết yếu omega 3, có thể giúp giảm sưng và viêm.

Quả nho, dứa, cherry

Trái cây như nho, dứa, cherry có chất kháng viêm được gọi là anthocyanin, giúp giảm mức axit uric, ngăn ngừa kết tinh và lắng đọng trong các khớp. Người mắc bệnh gout nên ăn nho thường xuyên để nâng cao tính kiềm trong cơ thể và đào thải axit uric ra ngoài.

Nước chanh

Chanh giàu vitamin C, axit xitric là dung môi của axit uric. Chỉ cần vắt lấy nửa quả chanh vào cốc nước và uống 2 lần một ngày để duy trì nồng độ axit uric bình thường. Là loại thực phẩm có tính axít, tuy nhiên khi vào trong cơ thể nó là dung môi của axít được đồng hóa, tạo ra môi trường kiềm và giúp đào thải axit uric.

Dấm táo

Dấm táo được nhiều người sử dụng để giảm cân, tuy nhiên tính chất chống oxy hóa và chống viêm trong dấm táo có thể làm giảm mức axit uric trong cơ thể. Dấm táo có thể phá vỡ và loại bỏ hoàn toàn axit uric không mong muốn ra khỏi cơ thể. Lưu ý là bạn nên pha dấm táo với nước và uống 2-3 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Các sản phẩm sữa ít chất béo

Các sản phẩm sữa ít chất béo sẽ ngăn ngừa sự hình thành axit uric trong máu. Sữa không đường, sữa ít béo, sữa tươi đóng vai trò quan trọng trong việc thủy phân axit uric trong thành phần huyết tương. Vì vậy, nếu axit uric tăng cao thì người bệnh nên uống các loại sữa này mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống 4-5 ly sữa mỗi ngày còn giảm nguy cơ mắc gout tới 43%.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giảm mức axit uric trong máu. Chúng hấp thụ axit uric trong máu và giúp loại bỏ axit uric dư thừa từ cơ thể qua thận. Nếu bạn đã xét nghiệm máu và đã được chẩn đoán mức axit uric cao, chỉ cần tăng chất xơ như yến mạch, bông cải xanh, lúa mạch, dưa chuột, cần tây và cà rốt. Trái cây như quả lê, táo, cam, dâu tây và quả việt quất cũng rất giàu chất xơ.

Trà xanh

Trà xanh hiệu quả loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Uống trà xanh mỗi ngày cũng có thể điều trị axit uric cao trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh gout.

Nguồn: báo mới

Hoặc
Hoàng Tiên Đan giúp trị gút và tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận

Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp

LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN

  • Đẩy lùi gút từ căn nguyên của thận
  • Tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận
  • Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn khi sử dụng dài ngày
  • Hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa gút tái phát
  • Cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình (*)
  • Được đồng hành, tư vấn bởi đội ngũ dược sỹ tận tâm và giàu kinh nghiệm

Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan

Xem tại đây

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Kinh nghiệm điều trị bệnh gút mạn tính
Gút mạn tính khó chưa mấy cũng khỏi

Gút mạn tính khó chưa mấy cũng khỏi

“Ai cũng bảo bệnh gút mạn tính rất khó trị, bệnh sẽ đi theo suốt cuộc đời khiến tôi vô cùng mang mang, sợ hãi. Vậy nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi tôi gặp một người bạn” – Chú Triệu Văn Lêu (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết.

Thương tật 70% cũng không đau đớn bằng 17 năm mắc bệnh gút

Thương tật 70% cũng không đau đớn bằng 17 năm mắc bệnh gút

Cứ ngỡ, chiến tranh là một cuộc chiến tàn khốc và gây nhiều tổn thất nhất nhưng với bác Nguyễn Chí Thanh – thương binh hạng 2/4 - ở Lào Cai thì có một nỗi đau cũng dai dẳng, khổ sở không kém đó là quãng thời gian 17 năm “sống chung” cùng gút mạn tính.

scrolltop
DMCA DMCA.com Protection Status