Giảm acid uric máu chính là nguyên tắc cơ bản nhất để điều trị bệnh gout, tuy nhiên giảm acid uric như thế nào cho hiệu quả và an toàn thì không phải bất cứ người bệnh nào cũng biết và nắm rõ. Nếu bạn muốn biết được phương pháp giảm axit uric nhanh và hiệu quả thì nên tham khảo ngay một số phương pháp dưới đây.
Để biết vì sao cần phải giảm acid uric thì người bị gout nên biết được rằng nguyên nhân dẫn tới bệnh gout chính là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Bình thường thận sẽ bài tiết hết acid uric ra ngoài qua đường tiểu, nhưng do hàm lượng quá cao khiến thận không thể nào bài tiết hết được, vì thế chúng lắng đọng trong cơ thể làm hình thành nên các tinh thể muối urat trong khớp xương. Từ đó khiến người bệnh bị đau nhức và sưng khớp, thậm chí khó cử động khớp. Nghiêm trọng hơn, các acid uric này còn tích tụ ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe, gây suy thận hoặc tử vong.
Đây là cách nhanh nhất để hạ nồng độ acid uric trong máu xuống thấp, tuy nhiên do hàm lượng dược tính cao nên thuốc có tác dụng nhanh nhưng lại dễ gây ra các tác dụng phụ điển hình như gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt... nặng hơn nữa có thể gây xuất huyết dạ dày, dẫn tới viêm dạ dày, làm suy giảm chức năng gian và thận. Thậm chí có nhiều trường hợp tự ý mua thuốc về dùng, dùng sai liều lượng còn gây sốc phản vệ và dẫn tới tử vong, do đó thuốc chỉ được dùng khi được bác sỹ kê đơn.
Khác với thuốc tây, thuốc thảo dược có nguồn gốc tự nhiên nên cực kỳ an toàn với sức khỏe, sử dụng lâu dài mà không lo gây ra phản ứng phụ với cơ thể. Các bài thuốc này có chứa các dược tính giúp hạ nồng độ acid uric trong máu thông qua cơ chế lợi tiểu và tăng khả năng bài tiết acid uric qua thận. Đồng thời còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể, hoạt huyết, chống viêm và làm giảm rõ rệt các triệu chứng do bệnh gout gây ra. Một số thảo dược thường được dùng để trị bệnh gout như cây sói rừng, cây nở ngày đất, lá sa kê, cây lược vàng, cây hy thiêm, cây tía tô, cây mật nhân,... người bệnh có thể đem sắc với nước uống hàng ngày, kết hợp giã đắp vùng khớp bị gout sẽ thấy tiến triển rõ rệt.
Đây là cách giảm acid uric vừa đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả nhưng lại bị nhiều người bỏ qua. Nước giúp hạ nồng độ acid uric trong máu tốt nhờ cơ chế sau:
- Nước giúp lợi tiểu, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, qua đó giúp bài tiết nhanh acid uric dư thừa qua đường tiểu cũng như đường mồ hôi.
- Nước làm tăng tính kiềm trong cơ thể, giúp pha loãng nước tiểu, ngăn chặn sự lắng đọng của acid uric tại thận, tăng cường chức năng bài tiết cho thận.
Chính vì thế đối với những bệnh nhân bị gout được bác sỹ khuyến cáo là nên uống ít nhất 2-3 lít nước/ ngày để hỗ trợ cải thiện và điều trị bệnh gout hiệu quả. Đồng thời cách này còn giúp phòng ngừa bệnh gout tái phát về sau.
Ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng hàm lượng acid uric trong máu và dẫn tới bệnh gout. Chính vì thế khi muốn hạ nồng độ acid uric xuống thấp thì cần phải bắt buộc điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Cụ thể người bệnh cần kết hợp:
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh, nhất là rau màu xanh đậm, các loại củ quả và trái cây. Bởi đây là thực phẩm giúp bổ sung chất xơ và chất chống oxy hóa cao, qua đó giúp hấp thụ bớt acid uric, đồng thời tăng cường chức năng đào thải acid uric ra ngoài.
- Kiêng ăn các loại hải sản, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt lợn, thịt ngựa...), nội tạng động vật, da và mỡ động vật, nấm, các loại măng, sữa béo nguyên chất... bởi chúng cực kỳ giàu nhân purin khiến cho cơ thể sản sinh ra nhiều acid uric hơn.
Mỗi ngày bệnh nhân bị gout chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ hoặc là tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện lưu thông máu tới khớp, đào thải nhanh acid uric ra ngoài theo đường mồ hôi và đường tiểu, qua đó là giảm acid uric cực kỳ hiệu quả.
Nguồn: Trích từ
Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp
LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN
Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh
“Ai cũng bảo bệnh gút mạn tính rất khó trị, bệnh sẽ đi theo suốt cuộc đời khiến tôi vô cùng mang mang, sợ hãi. Vậy nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi tôi gặp một người bạn” – Chú Triệu Văn Lêu (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết.
“Đã bị bệnh gút là khổ lắm, nhẹ còn đỡ, nặng thì không đi lại được. Nói chung gút là bệnh rất nguy hiểm” – Đó là đúc kết xương máu của bác Mai Sinh Diệc (Khoái Châu, Hưng Yên) sau những tháng ngày khổ sở vì bệnh gút.
Bài viết liên quan