Trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ bị bệnh gút không ?

Trắc nghiệm để biết bạn có nguy cơ bị bệnh gút không

Tại sao gút được gọi là “bệnh của vua chúa”, có phải chỉ nam giới mới mắc, liệu chỉ cần xét nghiệm máu là có thể phát hiện được bệnh?

Những câu hỏi dưới đây của  giúp bạn kiểm tra hiểu biết về căn bệnh đang có chiều hướng tăng nhanh, gây đau đớn và biến chứng nghiêm trọng.

Câu 1: Chỉ có nam giới mới mắc bệnh gút?

A: Đúng

B: Sai

Câu 2: Yếu tố nào ứ đọng trong cơ thể gây bệnh gút?

A: Cholesterol

B: Acid uric

C: Chất béo

D: Calcium

Câu 3: Một vài triệu chứng báo hiệu bệnh gút?

A: Cảm giác ngứa ran ở ngón chân

B: Đau đầu

C: Khó tiêu

D: Tất cả những điều trên

Câu 4: Gút có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản?

A: Đúng

B: Sai

Câu 5: Bạn có thể nhận thấy bệnh gút hiện diện ở đâu?

A: Ngón chân cái

B: Cổ tay

C: Mắt cá chân

D: Tất cả những điều trên

Câu 6: Tại sao bệnh gout được gọi là "bệnh của vua chúa"?

A: Bởi tính di truyền, cha truyền con nối

B: Nó được chẩn đoán bởi bác sĩ của nhà vua

C: Do liên quan những thực phẩm bổ dưỡng

Câu 7: Thực phẩm có thể kích hoạt cơn bệnh?

A: Cá mòi và cá cơm

B: Mì Ý và gạo

C: Hoa quả và rau

D: Đậu

Câu 8: Uống bia có thể tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút?

A: Đúng

B: Sai

Câu 9: Thực phẩm có thể giúp chống lại bệnh gút?

A: Tôm

B: Thịt xông khói

C: Pho mát

Câu 10: Bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh gút nếu đang có tình trạng nào?

A: Huyết áp thấp

B: Cholesterol thấp

C: Bệnh tiểu đường

D: Trọng lượng cơ thể thấp

Câu 11: Cách duy nhất để ngăn chặn cơn bệnh gút bùng nổ là thay đổi chế độ ăn?

A: Đúng

B: Sai

Câu 12: Acid uric có thể ảnh hưởng đến bộ phận nào?

A: Gan

B: Phổi

C: Thận

D: Tất cả những điều trên

Đáp án:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
B B A B D C

 

Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
A A C C B B
  1. Câu trả lời là B: Sai

Câu hỏi: Chỉ có nam giới mới mắc bệnh gút?

Cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng phổ biến ở nam hơn. Gút thường phát triển ở đàn ông tuổi trung niên trở đi và phụ nữ sau mãn kinh. Người mắc bệnh gút thường ở độ tuổi ngoài 30. Người trẻ mắc bệnh thường tiến triển rất nặng.

  1. Đáp án là B: Acid uric

Câu hỏi: Yếu tố nào ứ đọng trong cơ thể gây bệnh gút?

Acid uric có thể hình thành khi cơ thể rối loạn chuyển hóa purin - chất được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Bình thường lượng acid uric trong máu được giữ ổn định thông qua quá trình tổng hợp và đào thải. Khi quá nhiều acid uric tích tụ, tạo thành những tinh thể lắng đọng ở các khớp xương sẽ dẫn đến các cơn đau nhức và gây bệnh, nguy cơ biến dạng khớp, mất chức năng vận động, tàn phế...

  1. Đáp án là A: Cảm giác ngứa ran ở ngón chân

Câu hỏi: : Một vài triệu chứng báo hiệu bệnh gút?

Nhiều người cho biết họ cảm thấy ngứa ran ở ngón chân khi bị bệnh gút tấn công. Cơn đau có thể xảy ra rất đột ngột, thường khi tỉnh giấc giữa đêm. Các khớp bị ảnh hưởng thường đỏ, sưng, nóng và đau khi chạm vào.

  1. Đán án là B: Sai

Câu hỏi: Gút có thể được chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản?

Xét nghiệm máu có thể đo nồng độ acid uric nhưng không đủ để chẩn đoán bệnh gút. Ngay cả những người không có bệnh gút vẫn có thể có acid uric cao. Ngược lại có trường hợp người bệnh mức độ acid uric bình thường hoặc thấp.

Nhân viên y tế sẽ chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể urat. Hình dạng, màu sắc và sự xuất hiện của các tinh thể có thể giúp chẩn đoán bệnh.

  1. Đáp án là D: Tất cả những điều trên

Câu hỏi: Bạn có thể nhận thấy bệnh gút hiện diện ở đâu?

Nơi biểu hiện rõ nhất bệnh gút là ngón chân cái. Bạn cũng có thể bị các cơn đau tấn công mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, khuỷu tay...

  1. Đáp án là C: Do liên quan những thực phẩm bổ dưỡng

Câu hỏi: Tại sao bệnh gout được gọi là "bệnh của vua chúa"?

Mặc dù bệnh gút có thể liên quan yếu tố tiền sử gia đình nhưng đây không phải là nguồn gốc của cách gọi trên. Trong lịch sử, bệnh gút có mối liên quan chặt chẽ với lối sống đầy đủ, tiêu thụ các loại thực phẩm bổ dưỡng, sang trọng và nhiều rượu. Đây là chế độ ăn uống mà chỉ có vua chúa và những người giàu mới khả năng có được. Hiện nay gút ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không phân biệt địa vị xã hội.

  1. Đáp án là A: Cá mòi và cá cơm

Câu hỏi: Thực phẩm có thể kích hoạt cơn bệnh?

Thực phẩm chứa nhiều purin có thể làm tăng acid uric trong máu và kích hoạt cơn đau. Một số hải sản với hàm lượng purin cao như cá mòi, cá cơm, sò, cá hồi cũng như nội tạng động vật... có thể làm trầm trọng hơn diễn tiến bệnh. Người bệnh nên tránh các thực phẩm này để hạn chế kích hoạt cơn bệnh.

  1. Đáp án là A: Đúng

Câu hỏi: Uống bia có thể tăng nguy cơ xuất hiện cơn gút?

Bia và rượu giàu purin, làm tăng acid uric và gây ra cơn gút. Chúng cũng có xu hướng gây ra tình trạng mất nước, khiến acid uric tích tụ dẫn đến nguy cơ bùng phát bệnh. Một số đồ uống chứa đường fructose cũng có thể gây ra một cơn đau cấp tính.

  1. Đáp án là C: Pho mát

Câu hỏi: Thực phẩm có thể giúp chống lại bệnh gút?

Chế độ ăn nhiều loại thực phẩm ít béo như pho mát có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh gút. Một số nghiên cứu cho thấy những người bệnh gút nếu uống một cốc sữa tách kem mỗi ngày sẽ giảm đau đớn, ít xuất hiện cơn bệnh.

  1. Đáp án là C: Bệnh tiểu đường

Câu hỏi: Bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh gút nếu đang có tình trạng nào?

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh gút nếu đang thừa cân, huyết áp cao, cholesterol cao hoặc có bệnh tiểu đường. Gút thường có tính gia đình. Uống nhiều bia, rượu hoặc dùng một số thuốc cũng có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh.

  1. Đáp án là B: Sai

Câu hỏi: Cách duy nhất để ngăn chặn cơn bệnh gút bùng nổ là thay đổi chế độ ăn?

Một số loại thực phẩm có thể làm bùng phát bệnh. Tuy nhiên nếu thường xuất hiện các cơn đau trên một năm, cần kiểm soát bằng thuốc. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh gút, do đó giảm cân là một cách giảm yếu tố nguy cơ.

  1. Đáp án là B: Sai

Câu hỏi: Acid uric có thể ảnh hưởng đến bộ phận nào?

Một số loại thực phẩm có thể làm bùng phát bệnh. Tuy nhiên nếu thường xuất hiện các cơn đau trên một năm, cần kiểm soát bằng thuốc. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh gút, do đó giảm cân là một cách giảm yếu tố nguy cơ.

Hoặc
Hoàng Tiên Đan giúp trị gút và tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận

Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp

LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN

  • Đẩy lùi gút từ căn nguyên của thận
  • Tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận
  • Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn khi sử dụng dài ngày
  • Hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa gút tái phát
  • Cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình (*)
  • Được đồng hành, tư vấn bởi đội ngũ dược sỹ tận tâm và giàu kinh nghiệm

Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan

Xem tại đây

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Kinh nghiệm điều trị bệnh gút mạn tính
Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi triệu chứng bệnh gout của bác Diệc

Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi triệu chứng bệnh gout của bác Diệc

“Đã bị bệnh gút là khổ lắm, nhẹ còn đỡ, nặng thì không đi lại được. Nói chung gút là bệnh rất nguy hiểm” – Đó là đúc kết xương máu của bác Mai Sinh Diệc (Khoái Châu, Hưng Yên) sau những tháng ngày khổ sở vì bệnh gút.

Chấm dứt 10 năm đau đớn vì bệnh gout mạn tính

Chấm dứt 10 năm đau đớn vì bệnh gout mạn tính

Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi bệnh gout sau 10 năm đau đớn của anh Lợi khi bị gout mạn tính nằm liệt giường. Sụt 5kg, đi ngoài như tháo cống, chỉ ngủ được 2-3 tiếng/ ngày, nằm liệt giường 8 tháng... là những biến cố chú Trần Văn Lợi, sinh năm 1964 tại Gia Lâm, Hà Nội phải trải qua trong 10 năm mắc bệnh gout mạn tính.

scrolltop
DMCA DMCA.com Protection Status