Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc dùng để chữa bệnh gout đơn giản mà rất hiệu quả, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe được nhiều người tin dùng, trong đó điển hình là lá sa kê. Vậy thì lá sa kê chữa bệnh gout như thế nào? Bạn nên tham khảo những phân tích và hướng dẫn cụ thể ngay sau đây để nắm được điều này, qua đó chủ động áp dụng bài thuốc hiệu quả khi không may mắc phải bệnh.
Bệnh gout là gì? Gout (hay gut) theo đông y là bệnh thống phong, tức là bệnh thường xuyên gây ra các cơn đau nhức dữ dội tại các khớp (khớp ngón chân, ngón tay, cổ chân, bàn chân, bàn tay, cổ tay, khớp gối...). Đồng thời vị trí các khớp bị viêm cũng sưng tấy, nóng, có màu đỏ hoặc tím, trông khớp to hơn bình thường. Bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa chất đạm khiến cho nồng độ acid uric trong máu răng cao, từ đó làm hình thành các tinh thể muối urat trong khớp xương và dẫn tới bệnh. Do đó để chữa bệnh hiệu quả thì cách tốt nhất là giảm hàm lượng acid uric trong máu về ngưỡng cân bằng.
Tên khoa học của sa kê là Artocarpus altilis, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), ngoài ra nó còn được gọi với nhiều tên khác như cây bánh mỳ hoặc là xa kê....Đây là cây thân gỗ có nguồn gốc từ Mã Lai, tuy nhiên hiện nay cây sa kê được trồng rất nhiều ở khu vực nhiệt đới bao gồm miền Nam Việt Nam. Toàn bộ cây sake đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, điển hình như lá, rễ, vỏ, quả, nhựa cây đều có dược tính.
Đông y cho rằng lá của sa kê có công dụng tiêu viêm và sát khuản rất tốt, đặc biệt kèm theo tính lợi tiểu nên thường được sử dụng để chữa bệnh gout. Dược tính của lá sa kê khi đi vào cơ thể của người bị bệnh gout sẽ giúp tăng cường khả năng đào thải các chất độc tố cũng như acid uric ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả nhờ cơ chế lợi tiểu. Chính vì thế sau một thời gian sử dụng sake thì nồng độ acid uric trong máu sẽ bị giảm đi một cách rõ rệt, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gout.
Thêm vào đó nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng đã tìm thấy trong hoạt chất của sa kê có chứa lượng lớn các dẫn xuất Flavonoid như Polyphenol - đây được xem là hoạt chất sinh học có khả năng ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa hiệu quả và ức chế men α-glucosidase, α-amylase gây rối loạn chuyển hóa, ví dụ như bệnh bệnh gout, bệnh tiểu đường, mỡ trong máu…rất tốt với người bị bệnh gout.
Theo y học cổ truyền thì bệnh gout được phân làm thể cấp tính và mãn tính, do vậy tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà có cách sử dụng sa kê cho phù hợp, cụ thể như:
Người bị bệnh thể này thường đột ngột bị đau nhức khớp xương dữ dội, khớp bị sưng tấy ở các khớp ngón cái, bàn chân, cơn đau xuất hiện vào ban đêm và kéo dài khoảng 1 tuần rồi tạm lắng. Người bệnh có thể dùng bài thuốc gồm: 2 lá cây sake khô, thạch cao 40g, 20g dây kim ngân, 2g tri mẫu, 12g bạch thược, 10g phòng kỳ, 8g mộc thông, 5-8g cam thảo, 8g hải đồng bì và 4 – 6g quế chi. Tất cả đem trộn đều sắc với nước uống hàng ngày, uống trong vòng ít nhất 1 tháng là thấy hiệu quả.
Triệu chứng của bệnh đó là thường xuyên đau nhức, đau khớp kéo dài kèm theo sốt cao, ngón tay và ngón chân bị biến dạng, khó cử động, đặc biệt bên trong tai xuất hiện chất bột trắng phấn, suy thận…Người bệnh nên dùng bài thuốc gồm: 3 lá sake khô, 20g ý dĩ nhân, 12g đương quy, 10g mộc thông, 12g xích thược,10g tỳ giải, 10g thổ phục linh, 8g uy linh tiên, 4g quế chi, 5g ô đầu và 5g tế tân. Tất cả cho vào sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Theo đó người bệnh có thể đem lá và quả sa kê còn tươi đem nấu với 2 lít nước nước uống mỗi ngày. Ngoài ra có thể dùng 100g lá sake tươi với 50g cỏ xước và 100g dưa chuột đem nấu nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tăng cường khả năng đào thải độc tố trong cơ thể, đặc biệt là acid uric ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Chữa bệnh gút bằng đậu xanh
http://benhgout.vn/
Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp
LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN
Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh
Cứ ngỡ, chiến tranh là một cuộc chiến tàn khốc và gây nhiều tổn thất nhất nhưng với bác Nguyễn Chí Thanh – thương binh hạng 2/4 - ở Lào Cai thì có một nỗi đau cũng dai dẳng, khổ sở không kém đó là quãng thời gian 17 năm “sống chung” cùng gút mạn tính.
“Ai cũng bảo bệnh gút mạn tính rất khó trị, bệnh sẽ đi theo suốt cuộc đời khiến tôi vô cùng mang mang, sợ hãi. Vậy nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi tôi gặp một người bạn” – Chú Triệu Văn Lêu (Văn Giang, Hưng Yên) cho biết.
Bài viết liên quan