https://www.high-endrolex.com/31
https://www.high-endrolex.com/31
https://www.high-endrolex.com/31
Colchicine có tác dụng gì với bệnh gout cấp tính, khi nào nên sử dụng colchicine đạt hiệu quả cao nhất đó là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân gút:
Colchicine không phải là thuốc được chọn lựa để điều trị gút cấp, tuy nhiên, thuốc cũng có hiệu quả trong vòng 12-24 giờ đầu tiên của cơn gút cấp và tác dụng giảm dần theo tình trạng viêm kéo dài. Bệnh nhân có thể uống một viên colchicine duy nhất khi xuất hiện triệu chứng đau đầu tiên. Lưu ý là khi được dùng để điều trị cơn gút cấp, colchicine gây những phản ứng phụ trên đường tiêu hóa, đặc biệt là nôn và tiêu chảy. Hiện tượng này xảy ra ở 80% bệnh nhân.
Colchicine không được dùng đối với bệnh nhân có độ lọc cầu thận (GFR) dưới 10ml/phút và nên giảm liều xuống ít nhất một nửa khi GFR thấp hơn 50ml/phút. Colchicine cũng nên tránh dùng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, tắc mật và tiêu chảy nhiều.
Đáp ứng lâm sàng khi dùng colchicine không phải là đặc hiệu cho gút và còn có thể gặp ở bệnh nhân giả gút, bệnh lý khớp sarcoid, viêm khớp vảy nến và viêm gân vôi hoá.
Colchicine còn được dùng để tiêm tĩnh mạch, tuy đường dùng này có thể ngăn chặn được một đợt gút cấp nhưng chỉ nên sử dụng trong những tình huống thật cần thiết do độc tính của thuốc. Ở một số nước không cho phép dùng tiêm tĩnh mạch nữa vì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 2%. Cần phải sử dụng colchicine tiêm tĩnh mạch rất thận trọng ở bệnh nhân suy gan, suy thận. Khi dùng thuốc qua đường tĩnh mạch nếu không may thuốc thoát khỏi thành mạch, nó có thể gây hoại tử mô, còn trong mạch máu, thuốc có thể gây viêm tắc tĩnh mạch. Mất bạch cầu hạt là biến chứng quan trọng nhất khi dùng colchicine tĩnh mạch. Do đó cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bạch cầu hạt trước khi tiêm truyền. Các biến chứng khác bao gồm đông máu nội mạc rải rác, suy thận, độc tế bào gan, co giật và shock.
Tìm hiểu thêm: Biến chứng bệnh gout
Có thể dùng colchicine để dự phòng cơn gút cấp, tuy nhiên với bệnh nhân bị suy thận cần thận trọng khi dùng. Nếu so sánh với 80% bệnh nhân có nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hoá khi dùng colchicin cho đợt gút cấp thì liều lượng colchicine dự phòng chỉ gây tác dụng phụ trên 4% bệnh nhân mà thôi.
Khi sử dụng colchicine kéo dài để dự phòng cơn gút cấp, tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến yếu cơ kết hợp với tăng creatine kinase do thuốc gây bệnh lý thần kinh cơ, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận. Do vậy, nếu bệnh nhân không dùng được colchicine có thể thay thế bằng NSAID để dự phòng, ví dụ indomethacin, 25mg ngày 2 lần.
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị đợt gút cấp lần đầu cần phải được điều trị bằng các thuốc hạ uric acid, do nguy cơ tái phát những đợt cấp về sau và do nguy cơ hình thành những tophi phá huỷ ở xương và bao hoạt dịch, ngay cả khi không có những đợt viêm cấp. Mặc dù điều trị bằng colchicine đơn độc có thể phòng ngừa những đợt gút cấp nhưng không ngăn cản được việc tích luỹ acid uric trong các khớp có thể dẫn đến việc phá huỷ khớp sau này.
Một số nhà khớp học cho rằng nên chờ đợt cấp thứ 2 để bắt đầu điều trị giảm mức uric acid vì không phải bệnh nhân nào cũng có đợt viêm cấp thứ hai và do bệnh nhân cần được thuyết phục phải điều trị suốt đời. Trong tất cả các trường hợp, nguy cơ và lợi ích cần được cân nhắc dựa trên từng bệnh nhân. Ví dụ, ở một bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh lý đi kèm và suy thận, nguy cơ khi dùng thuốc để hạ uric acid có thể cao hơn lợi ích mà nó đem lại.
Mặc dù việc sử dụng các chất làm hạ uric acid là quan trọng, nhưng cũng không nên bắt đầu dùng chúng ngay trong đợt gút cấp vì có thể làm cho đợt cấp nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc vài tuần sau khi đợt cấp đã lui và dưới sự bảo vệ của colchicine để đề phòng tái phát một đợt cấp mới.
Nếu xảy ra một đợt gút cấp khi bắt đầu dùng một loại thuốc hạ acid uric, không nên ngưng thuốc này lại vì điều này sẽ khiến cho lượng uric acid càng tăng nhiều hơn, làm đợt gút nặng và kéo dài hơn.
XEM THÊM:
Bài thuốc chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Nguồn: Internet
Đăng bởi: benhgout.vn
Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp
LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN
Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh
“Đã bị bệnh gút là khổ lắm, nhẹ còn đỡ, nặng thì không đi lại được. Nói chung gút là bệnh rất nguy hiểm” – Đó là đúc kết xương máu của bác Mai Sinh Diệc (Khoái Châu, Hưng Yên) sau những tháng ngày khổ sở vì bệnh gút.
Cứ ngỡ, chiến tranh là một cuộc chiến tàn khốc và gây nhiều tổn thất nhất nhưng với bác Nguyễn Chí Thanh – thương binh hạng 2/4 - ở Lào Cai thì có một nỗi đau cũng dai dẳng, khổ sở không kém đó là quãng thời gian 17 năm “sống chung” cùng gút mạn tính.
Bài viết liên quan