https://www.high-endrolex.com/31

https://www.high-endrolex.com/31

https://www.high-endrolex.com/31

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không?

Đậu phụ là món ăn khoái khẩu của người Việt Nam, chứa nhiều protein và phục vụ trong chế biến nhiều món ăn ngon tuy nhiên trong thực đơn của những người mắc bệnh gout đòi hỏi rất khắt khe và không phải bệnh nào cũng ăn được đậu phụ.

Người bị mắc bệnh gout chủ yếu do chế độ ăn uống nên để phòng và tránh những cơn gout cấp cần phải tìm hiểu dõ thông tin về hàm lượng purin cũng như dưỡng chất người bệnh mới được ăn nếu không muốn bệnh nặng hơn

Đậu phụ là sản phẩm từ đậu nành giàu dinh dưỡng và protein, có rất nhiều tác dụng và được coi là lành tính.

Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề “Bệnh Gút có ăn được đậu phụ hay không?”

Vậy đâu mới là kết luận chính xác?

Quan điểm thứ 1: Hoài nghi

Đậu phụ chứa nhiều protein khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá và bài tiết ra đạm (purine). Khi ăn nhiều đậu hũ sẽ dẫn đến bài tiết đạm nhiều hơn sẽ không có lợi cho thận. Đặc biệt là những người cao tuổi, khả năng đào thải suy giảm nên ăn nhiều đậu phụ sẽ không có lợi cho sức khoẻ.

Do đó, nhiều chuyên gia cũng khẳng định đậu phụ làm rối loạn chuyển hoá purine trong cơ thể, dễ xảy ra bệnh Gút hơn.

Đậu phụ là thực phẩm giàu protein nên khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành purine không có lợi cho người bệnh Gút

Bên cạnh những tác dụng có lợi như ta vẫn biết thì đậu phụ cũng có nhiều tác dụng phụ như:

Đậu hũ chứa chất soponin thúc đẩy quá trình đào thải i- ốt ra ngoài cơ thể. Do đó, ăn nhiều đậu phụ có thể thiếu i- ốt.

Chuyên gia còn khẳng định, đậu phụ chứa Homocysteine gây xơ vữa động mạch.

Hơn nữa, đậu hũ còn là thực phẩm giàu purine nên ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra khó tiêu, đầy hơi, giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Đậu phụ cũng được khuyến cáo là có thể làm giảm lượng tinh trùng ở nam giới, gây yếu sinh lý.

Quan điểm thứ 2: Đồng tình

Người bị Gút hoàn toàn có thể ăn đậu phụ mà không làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Trái với quan điểm thứ 1 thì các bác sỹ, chuyên gia của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã khẳng định rằng “Đậu phụ hoàn toàn không có hại cho người bệnh Gút”.

Đậu hũ tuy giàu protein nhưng nó là nhóm thực vật nên sẽ khác hoàn toàn với protein và đạm động vật. Các loại protein thực vật có cấu trúc hoá học, trình tự sắp xếp, số lượng các axit amin khác với protein động vật. Do đó, có sự khác biệt nhất định giữa thực vật và động vật.

Tiến sỹ Teng Gim Gee của Đại học Quốc gia Singapore cũng khẳng định rằng:”Người bị bệnh Gut không nên kiêng các sản phẩm từ đậu nành hay đậu hũ mà chỉ nên hạn chế các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật”.

Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng protein thực vật với protein động vật là khác nhau nên đậu phụ không ảnh hưởng tới bệnh Gút
Nghiên cứu mới nhất này cũng loại bỏ những quan điểm sai lầm trước đây là “Bệnh Gout không nên ăn đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành”.

Từ đây, người bị bệnh Gut có thể ăn đậu hũ mà không lo ảnh hưởng tới sức khoẻ và tình trạng bệnh.

>>> Hạt tophi to có phải phẫu thuật cắt bỏ không?

Mặc dù không có ảnh hưởng nhiều tới bệnh Gút nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ vì chứa nhiều protein phần nào cũng ảnh hưởng tới sức khoẻ chúng ta.

Nếu bạn bị Gút, bác sỹ sẽ khuyên bạn thực hiện chế độ ăn ít purine. Purine là chất sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá và phân huỷ thành axit uric.

Tiêu thụ thực phẩm giàu purine có thể làm tăng axit uric trong máu, dẫn đến tích tụ những tinh thể urate trong khớp, đây là triệu chứng điển hình của bệnh Gout. Những thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, hải sản có vỏ và nội tạng động vật.

Theo các chuyên gia y thế, đậu phụ là thực phẩm ít purine, do đó nó không ảnh hưởng quá nhiều đến bệnh Gut. Hãy nhờ sự tư vấn của bác sỹ để đưa ra chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát triệu chứng bệnh.

Đậu phụ là sản phẩm được làm từ đậu tương: 100g dậu nành có chứa 190mg purin chuyển hóa thành acid uric

Ăn đậu phụ đúng cách khi bị Gout

Dưới đây là những phương pháp bạn có thể sử dụng đậu phụ hàng ngày mà không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh:

Đậu phụ có thể dùng để thay thế cho thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, sò, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đậu phụ là thực phẩm giàu protein, bạn không nên ăn quá 200g mỗi ngày.

Thực hiện chế biến các món ăn ít chất béo như nướng, rán với một lượng nhỏ dầu thực vật. Tránh chế biến các món tẩm bột, chiên xào  để kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể.

Kết hợp đậu phụ trong chế độ ăn uống của bạn với các thực phẩm ít purine khác nhau như rau củ, ngũ cốc như mì ống và cơm. Hạn chế tiêu thụ các loại ngũ cố nguyên hạt và các loại rau với hàm lượng purine cao như măng tây, súp lơ, các loại đậu đỗ.

Bạn có thể say nhuyễn đậu phụ để sử dụng như sữa đậu nành thay thế cho các sản phẩm sữa giàu chất béo, uống hàng ngày.

Uống nhiều nước được chế biến từ đậu phụ để giúp pha loãng nồng độ axit uric trong cơ thể. Nên uống 8-12 ly nước được chế biến từ đậu phụ mỗi ngày như sữa đậu nành…

Qua những thông tin chúng tôi cung cấp phía trên, bạn có thể trả lời cho câu hỏi “Bệnh Gút có ăn được đậu phụ không?”

Câu trả lời là Hoàn toàn ăn được, người bệnh gút có thể ăn thay thế cho các thực phẩm giàu purine khác như thịt đỏ, hải sản, nội tạng…nhưng không nên quá lạm dụng thực phẩm này. Từ đó bạn sẽ đưa ra được chế độ ăn uống phù hợp cho mình.

Đăng bởi: benhgout.vn

Hoặc
Hoàng Tiên Đan giúp trị gút và tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận

Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp

LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN

  • Đẩy lùi gút từ căn nguyên của thận
  • Tăng cường sinh lý cho người bệnh gút từ căn nguyên của thận
  • Chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an toàn khi sử dụng dài ngày
  • Hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa gút tái phát
  • Cải thiện rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình (*)
  • Được đồng hành, tư vấn bởi đội ngũ dược sỹ tận tâm và giàu kinh nghiệm

Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan

Xem tại đây

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh

Kinh nghiệm điều trị bệnh gút mạn tính
Chấm dứt 10 năm đau đớn vì bệnh gout mạn tính

Chấm dứt 10 năm đau đớn vì bệnh gout mạn tính

Chia sẻ kinh nghiệm đẩy lùi bệnh gout sau 10 năm đau đớn của anh Lợi khi bị gout mạn tính nằm liệt giường. Sụt 5kg, đi ngoài như tháo cống, chỉ ngủ được 2-3 tiếng/ ngày, nằm liệt giường 8 tháng... là những biến cố chú Trần Văn Lợi, sinh năm 1964 tại Gia Lâm, Hà Nội phải trải qua trong 10 năm mắc bệnh gout mạn tính.

Khỏi bệnh gút nhờ bí quyết bổ thận, tráng dương

Khỏi bệnh gút nhờ bí quyết bổ thận, tráng dương

Nếu nhiều người “tin bạn mất bò” thì anh Nguyễn Văn Dực (Văn Giang, Hưng Yên) lại là số ít người may mắn dù tin bạn nhưng vẫn giữ được gia đình hạnh phúc, thậm chí nhờ mách nước của người bạn mà anh còn khỏi được hoàn toàn bệnh gút và có đời sống chăn gối sung mãn, mặn nồng hơn.

scrolltop
DMCA DMCA.com Protection Status