https://www.high-endrolex.com/31
https://www.high-endrolex.com/31
https://www.high-endrolex.com/31
Những loại thực phẩm có thể cho vào danh sách bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân gút do hàm lượng purin thấp hoặc không có không gây tăng sinh acid uric hay gây đau gút
Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút (thống phong) là sự kết tủa vi tinh thể muối urate natri. Một trong những biện pháp phòng chống bệnh gút là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.
Thịt đỏ (thịt động vật 4 chân) chứa hàm lượng purin rất cao
vì vậy nếu ăn nhiều chúng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gút
TÌM HIỂU CHI TIẾT: Bảng hàm lượng purin chuyển hóa thành acid uric
Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.
Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...
Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày.
Rau cần chứa rất ít nhân purin, giàu chất khoáng, thanh nhiệt, thu phong, lợi thấp không gây tăng sinh acid uric
Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.
Súp lơ chứa ít nhân purin, có công dụng lợi tiểu, thanh nhiệt tốt cho người acid uric cao
Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích acid uric qua đường tiết niệu.
Dưa chuột có công dụng giải độc và kích thích sự bài tiết acid uric qua đường tiết niệu
Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.
Cải xanh không chứa nhân purin có công dụng giải nhiệt,
nhuận tràng tăng khả năng bài tiết acid uric ra ngoài theo đường tiết niệu
Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.
Cà tím không chứa nhân purin, có tính kiếm lên đễ trung hòa một số lượng acid uric trong máu
Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin, Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.
Cải bắp không chứa nhân purin, lợi tiểu > tăng bài thải acid uric trong máu
Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.
Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.
Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.
Bí đỏ có công dụng bổ trung, ích khí, không chứa nhân purin, hạ acid uric trong máu
Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.
Bí xanh chứa ít nhân purin, có tính kiềm dễ trung hòa acid uric, lợi tiểu và tăng đào thải acid uric ra ngoài
Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.
Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.
Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính.
Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.
Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu những nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purin nhất để lựa chọn thực đơn hàng ngày cho mình vừa đảm bảo không bị đau gout và tăng đào thải acid uric ra ngoài vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể cũng như công việc hàng ngày: Tại Đây
Đăng bởi: http://benhgout.vn/
Giá bán lẻ: 275.000 đ / hộp
LÝ DO SỬ DỤNG HOÀNG TIÊN ĐAN
Nhà thuốc có bán Hoàng Tiên Đan
* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chưa bệnh
Nếu nhiều người “tin bạn mất bò” thì anh Nguyễn Văn Dực (Văn Giang, Hưng Yên) lại là số ít người may mắn dù tin bạn nhưng vẫn giữ được gia đình hạnh phúc, thậm chí nhờ mách nước của người bạn mà anh còn khỏi được hoàn toàn bệnh gút và có đời sống chăn gối sung mãn, mặn nồng hơn.
Chú Nguyễn Đồng Hỷ (Bồng Am, Sơn Động, Bắc Giang) không thể ngờ rằng, có một ngày thói quen uống nhiều rượu và ăn hải sản, đồ nội tạng lại khiến chú “rước bệnh gút vào thân”. Nhưng ở đời, có ai biết được chữ ngờ bởi nếu biết trước thì chắc chắn chú Hỷ đã không để bệnh gút có cơ hội hành hạ suốt 5 năm qua.
Bài viết liên quan